100 Năm Tin Lành Đến Việt Nam - Những Bước Chân Đầu Tiên

100 Năm Tin Lành Đến Việt Nam - Những Bước Chân Đầu Tiên
100 NĂM TIN LÀNH ĐẾN VIỆT NAM
NHỮNG BƯỚC CHÂN ĐẦU TIÊN
 
Năm 1517, tại nước Đức, tu sĩ Martin Luther thuộc dòng Augustine đóng bảng 95 luận đề nơi cửa nhà thờ lâu đài Wittenberg. Kể từ đó ngọn lửa cải chánh giáo hội bùng lên.
Năm 1523 ông Martin Luther sáng tác bài Thánh ca “May God Bestow on Us His Grace”. Nội dung của bài thánh ca này dựa trên nên tảng của Thi Thiên 67 và được xem là bản Thánh ca truyền giáo đầu tiên của Giáo hội Cải chánh.
 
Nguyện Đức Chúa Trời thương xót chúng tôi,
Và ban phước cho chúng tôi,
Soi sáng mặt Ngài trên chúng tôi.
Để đường lối Chúa được biết trên đất,
Và sự cứu rỗi Chúa được biết giữa các nước.
 
 
Năm 1529 bài Thánh ca của cuộc Cải Chánh: “Chúa, Bức Thành Kiên Cố” do Martin Luther sáng tác vang lên khắp Châu Âu. Kế tiếp Anh giáo tách rời khỏi La Mã giáo để đồng hành với cuộc cải chánh (1529-1536).
Trong khi phong trào cải chánh giáo hội dấy lên kể từ năm 1917 và lan rộng khắp Châu Âu thì tại Việt Nam từ năm 1533, thời vua Lê Trang Tông, Cơ Đốc giáo bắt đầu được truyền vào Việt Nam qua một nhà truyền giáo Tây phương của giáo hội Công Giáo. Sau đó các nhà truyền giáo thuộc nhiều dòng tu và các vị thừa sai khác đến Việt Nam truyền giáo theo con đường của các thương nhân phương Tây. 
Suốt 3 thế kỷ 16, 17 và 18, trong khi giáo hội Công Giáo tây phương đi từ giai đoạn dò dẫm đến giai đoạn truyền đạo và thành lập giáo hội và chịu thử thách tại Việt Nam thì bên Châu Âu ảnh hưởng của giáo hội cải chánh lan rộng, Lần lượt các phong trào Thanh giáo, Giám lý, Trưởng Lão hình thành vào cuối thế kỷ 18.
 
NHÀ SÁNG LẬP               
 
 
2
                                                                                 Albert Benjamin Simpson (1843-1919)                          
 
Tháng 8 năm 1882 tên An Nam lần đầu tiên được đề cập đến trong Tạp Chí The Work, The Work and The World. 
Đến năm 1887, tiến sĩ  Albert Benjamin Simpson thành lập Hội Truyền Giáo Phước Âm Liên Hiệp (The Christian Missionary Alliance) với bốn sứ điệp của Phúc Âm: 
 
     · Chúa Cứu Thế là Đấng cứu rỗi chúng ta.

     · Chúa Cứu Thế là Đấng thánh hoá chúng ta

     · Chúa Cứu Thế là Đấng chữa bệnh chúng ta.

     · Chúa Cứu Thế là Vua sẽ tái lâm của chúng ta.
 
Và với một sứ mạng là đem Phúc Âm đến cho thế giới. Mục tiêu đầu tiên là hướng đến Đông Dương mà Việt Nam là mục tiêu đặc biệt.
 
 
KHẢI TƯỢNG
 
Tiến sĩ A. B. Simpson, nhà sáng lập Hội Truyền Giáo Phước Âm Liên Hiệp cũng là người của khải tượng. Trong năm 1887, tên An Nam lại được nhắc đến chung với Tây Tạng trong bài viết của tiến sĩ Simpson đăng ở tạp chí “Word and World”: “Đông Dương bị quên lãng. Cần xem hai nước An Nam và Tây Tạng là hai địa hạt truyền giáo tương lai của Hội Truyền Giáo Phước Âm Liên Hiệp hầu tranh thủ nhiều linh hồn tội nhân về cho Ngài.” 
 
NUÔI DƯỠNG KHẢI TƯỢNG
 
Trong những năm tháng tiếp theo, tạp chí The Christian and Missionary Alliance thường xuyên đăng bài kêu gọi truyền giáo cho An Nam. Các giáo sĩ ấp ủ khải tượng đem Tin Lành đến An Nam thường xuyên cầu nguyện, cộng với những chuyến hành trình đến An Nam để thăm dò và tìm hiểu. Tên An Nam, với số dân 21 triệu và ba thành phố Huế, Sài-gòn, Hà-nội luôn luôn được nhắc đến trong những lời cầu nguyện.  
Tiến sĩ Simpson nuôi dưỡng khải tượng và niềm tin khi ôm quả địa cầu nơi ngực và đặt mấy đầu ngón tay vào nước An Nam, Cam-bốt và Lào. Ông thường khóc lóc khẩn cầu với Đức Chúa Trời về những người chưa được cứu rỗi tại ba nước này.
 
 
TỪ KHẢI TƯỢNG ĐẾN HÀNH ĐỘNG
 
     -Tháng 1 năm 1896 giáo sĩ R. A. Jaffray, 23 tuổi từ giã Hội Thánh Tabernacle ở Nữu Ước lên đường sang Trung Hoa.
     -1898 giáo sĩ R. A. Jaffray đi từ Nam Ninh phía Nam Trung Hoa vào Việt Nam qua ngã Lạng Sơn đến Hải phòng và Hà Nội (lúc đó ông 25 tuổi). Ông vâng theo tiếng gọi của Chúa: “Con đã làm chứng cho ta tại Giê-ru-sa-lem thể nào, con cũng phải làm chứng tại Rô-ma thể ấy.” (Công vụ 23:11c)
     -Tháng 08/1899. Trung ương của Hội Truyền Giáo Phước Âm Liên Hiệp nhận được món tiền dâng đầu tiên cho công cuộc truyền giáo cho An Nam.
     -1902 ông bà Bonnet đến Đà Nẵng làm đại diện cho Thánh Kinh Hội Anh Quốc. Hai ông bà là nhân tố tích cực trong việc khích lệ các giáo sĩ đến An Nam.
     -Năm 1908, Tạp chí Alliance tiếp tục kêu gọi dâng hiến cho công cuộc truyền giáo tại An Nam.
     -Năm 1909, ông Paul Hosler đến Nam Trung Quốc. Tạp chí Alliance lại kêu gọi dâng hiến cho công cuộc truyền giáo tại An Nam.
     -Tháng 5 năm 1910, ông R. A. Jaffray viết thơ cho ban quản trị một lần nữa đề nghị bắt đầu công cuộc truyền giáo tại An Nam.
     -Ngày 22 tháng 5 năm 1911, giáo sĩ R. A. Jaffray cùng hai giáo sĩ  Paul M. Hosler và G. Lloyd Hughes rời Hong Kong lên tàu thủy đi Tourance (Đà Nẵng). Ngày 25 tháng 5 năm 1911 ba giáo sĩ đến thành phố cảng lớn nhất miền Trung.
 
Tại đây họ mua lại từ Thánh Kinh Hội Anh Quốc qua sự sắp xếp của ông Bonnet thửa đất số 66 và 67 ở góc đường Khải Định và đường Nguyễn Hoàng để làm trụ sở truyền giáo đầu tiên của Hội Truyền Giáo Phước Âm Liên Hiệp. Kể từ đó công cuộc truyền giảng Tin Lành tại Việt Nam được tiến hành. 
 
Xuân Thu

© HTTLVN

Tài Liệu

Sống trong rừng sâu Amazon

  Giới chức Brazil công bố hình ảnh từ trên không của một bộ lạc sống trong rừng sâu Amazon để báo động mối đe dọa từ việc khai thác gỗ trái phép của nước láng giềng Peru. “Chúng tôi đưa hình ảnh này ra vì nếu tình...

Bản lên tiếng của 23 Mục Sư, nhân sự và 47 Sinh Viên Tin Lành Mennonite VN

Hòa Bình-Công Lý Cho Vấn Đề Hoàng Sa & Trường Sa ” Chớ dời ranh giới cũ, đoạt đất của kẻ mồ côi, Vì Đấng Cứu Chuộc họ là Thượng Đế năng quyền, Sẽ biện hộ cho họ và khép tội con” (Châm ngôn 23:11-12. Kinh Thánh Bản diễn ý. International Bible Society 1994 .) Sáng và chiều tối ngày...

Một thực tế phũ phàng: Các thiếu niên Hoa Kỳ nếm mùi bách hại tôn giáo tại Việt Nam

  The Ultimate Reality: American Teens Experience Persecution  in Vietnam       Janet Chismar- Khánh Ðăng lược dịch Ðó không phải là một mùa nghỉ hè bình thường. Hồi năm ngoái (2006), tám (8) em thiếu niên – trong đó gồm 6 em người Mỹ và 2 em người Úc...

Hội Thánh Miền Nam Sau Năm 1954

- Tin Lành ở Miền Nam phát triển mạnh và có nhiều tiến bộ lớn, với những nỗ lực lớn để truyền giáo cho đồng bào. Tuy nhiên quá trình phát triển cũng gặp không ít trở ngại. Tin Lành Ở Miền Nam Sau 1954 Sau khi bị chia cắt, năm 1955 Hội Thánh Tin Lành Miền Nam đã tổ chức Hội Đồng Mục Sư Truyền...

<< 1 | 2 | 3 | 4 | 5 >>

Topic: 100 Năm Tin Lành Đến Việt Nam - Những Bước Chân Đầu Tiên

No comments found.

New comment